PHẦN LỚN CON NGƯỜI CHỈ ĐANG ‘’CHỊU NGHÈO’’ CHỨ KHÔNG ‘’CHỊU KHỔ

Trên diễn đàn, có một người mẹ đặt câu hỏi thế này: "Có nên luyện cho con dậy sớm, ngồi xe bus đến trường để rèn luyện tính mạnh mẽ tự lập, dù gia đình có đủ điều kiện đưa đón".

Câu trả lời hay nhất là: "Có rất nhiều người không phân biệt được chịu khổ và chịu nghèo."

Dậy từ sớm tinh mơ, ngồi xe bus mấy tiếng đi học, nhịn ăn nhịn mặc, chịu đói chịu lạnh,... tất cả những thứ này không gọi là khổ, mà là nghèo.

Chịu khổ là rèn luyện tâm lý, đột phá bản thân. Chịu nghèo chỉ là cam chịu số phận.

Cả đời nghèo khó, có khi đến giây phút cuối cùng cũng vẫn cứ nghèo, nghèo bền vững. Dù bạn có cho con ngồi xe bus 10 năm để đi học đi chăng nữa thì chẳng qua cũng chỉ luyện thêm cho con 10.000 giờ kinh nghiệm ngồi xe mà thôi, điều này thì có tác dụng gì?

Vậy thế nào thì mới gọi là chịu khổ?

Xác định cho mình một mục tiêu, mặc kệ người khác có hoài nghi, có phủ định hay cười nhạo thế nào thì bản thân vẫn không chịu từ bỏ, không hề dao động, hoặc dù có dao động thì sau đó vẫn sẽ cắn răng tiếp tục, đó mới là chịu khổ.

Để thực hiện mục tiêu của bản thân mà từ bỏ những thói quen giải trí, xem phim, lướt tiktok, không tham gia, không dành thời gian tiền bạc vào những thứ vô bổ, kỷ luật, cố gắng, đây mới là chịu khổ.

Khi hoàn cảnh sống có sự thay đổi, dù có khó khăn thế nào vẫn giữ nguyên ước nguyện ban đầu, luôn luôn tích cực, cố gắng tìm kiếm giải pháp, đánh lùi sự yếu đuối và ngờ vực bản thân của chính mình, đó mới là chịu khổ.

Những cái khổ này phần nhiều là “khổ” tâm lý, vượt qua được nó sẽ khiến mình càng thêm mạnh mẽ.

Nhưng có rất nhiều người thà chịu nghèo chứ không chịu khổ. Đạo lý này có đợi đến già bạn cũng không hiểu được. Cứ để con bạn bắt bạn ngồi xe bus 4 tiếng đi đi về về thì bạn mới hiểu."

(sưu tầm)

Theo: Tủ Sách Chữa Lành

Viết bình luận