Vợ chồng Philippines kiên trì chữa vô sinh ở Việt Nam

Ôm con trai 5 tháng tuổi trong tay, chị Torralba, 43 tuổi, cười mãn nguyện sau hai năm chờ đợi để sang Việt Nam điều trị vô sinh.

Bé trai 3 kg chào đời khỏe mạnh tại Philippines vào tháng 6, là "quả ngọt" của vợ chồng chị Mascarenas Ma. Cecille Torralba nhờ thụ tinh ống nghiệm (IVF) tại Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM (IVFTA-HCMC).

Con trai của vợ chồng chị Torralba chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm tại IVFTA-HCMC. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Con trai của vợ chồng chị Torralba chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm tại IVFTA-HCMC. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Chị Torralba kết hôn hơn 10 năm chưa có con, từng 5 lần thực hiện IVF tại các bệnh viện ở Philippines nhưng thất bại bởi dự trữ buồng trứng thấp, chất lượng trứng kém, nội mạc tử cung mỏng. "Kỹ thuật IVF tại Philippines khá hạn chế. Bác sĩ nói rằng nếu cần quy trình điều trị tân tiến, chúng tôi nên đến Việt Nam hoặc Đài Loan", chị cho hay, ngày 20/11.

Cuối năm 2020, chị được một bác sĩ Philippines giới thiệu Thạc sĩ, bác sĩ Giang Huỳnh Như, Giám đốc IVFTA-HCMC, để điều trị vô sinh. Tuy nhiên khi ấy đại dịch Covid-19 bất ngờ lan rộng, các quốc gia đóng cửa biên giới. Các chuyến bay thương mại quốc tế, bao gồm chuyến từ Philippines đến Việt Nam, tạm ngưng.

Không thể trực tiếp gặp mặt, suốt hai năm giãn cách do dịch, chị Torralba kết nối với bác sĩ Như qua máy tính. Chị được bác sĩ khám và tư vấn online, hướng dẫn cách theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ nội tiết không kê đơn.

"Bác sĩ Như thường xuyên động viên tôi cân bằng tâm lý, tránh căng thẳng gây rối loạn nội tiết, hướng dẫn ăn uống lành mạnh chờ ngày thụ thai", chị kể.

Bạn bè khuyên họ chọn một bệnh viện khác trong nước để tiếp tục điều trị hoặc đến một quốc gia lân cận. Vợ chồng chị Torralba vẫn quyết tâm chờ để được gặp trực tiếp bác sĩ Như.

Khi Việt Nam mở cửa đường bay quốc tế vào ngày 23/3/2022, vợ chồng Torralba đặt vé ngay. Hôm sau, họ đã có mặt tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, thực hiện tất cả quy trình kiểm tra về sức khỏe, sẵn sàng IVF. Một nữ điều dưỡng được cắt cử riêng hướng dẫn họ thực hiện mọi thủ tục hành chính cần thiết, theo sát suốt quy trình khám và điều trị.

Vợ chồng chị Torralba hạnh phúc bên con trai. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Vợ chồng chị Torralba hạnh phúc bên con trai. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Theo bác sĩ Như, chỉ số dự trữ buồng trứng (AMH) của chị Torralba giảm mạnh trong 5 tháng, từ 3,85 xuống còn 2,19. Ngoài ra, chị lớn tuổi, tiền căn nhiều lần chuyển phôi thất bại, khả năng cao chất lượng trứng suy giảm nhiều, tỷ lệ thụ tinh thấp, tỷ lệ phôi phân chia bất thường cao. Do đó, chị cần thực hiện thêm các kỹ thuật sàng lọc tiền làm tổ.

Bệnh nhân được kích thích buồng trứng, chọc hút lấy 15 nang noãn, thụ tinh 8 phôi ngày 5. Phôi được nuôi cấy trong hệ thống tủ nuôi cấy trang bị camera quan sát liên tục và tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI). Khác những lần điều trị IVF tại Philippines, lần đầu tiên chị được tận mắt xem phôi bào hình thành qua từng giai đoạn.

Kết quả sàng lọc phôi tiền làm tổ chỉ có một phôi bình thường. Khi chị được chuẩn bị nội mạc tử cung đủ điều kiện, bác sĩ Như chuyển phôi duy nhất giúp chị đậu thai, sau đó trở về nước. Tuy nhiên, ở tuần thứ 15 chị không may bị sẩy thai.

Họ trở lại Việt Nam lần hai vào tháng 8/2022 để tiếp tục điều trị IVF. Bác sĩ Như giúp chị thu được 11 trứng trưởng thành, nhưng 80% trứng có chất lượng kém, chỉ thụ tinh được hai phôi ngày 5. Kết quả sinh thiết toàn bộ đều bất thường nhiễm sắc thể.

 

Bỏ việc từ Mỹ về Việt Nam 'tìm con'

Bỏ việc từ Mỹ về Việt Nam 'tìm con'

10 năm vô sinh, điều trị ở Mỹ thất bại, chị Lam bỏ việc để về Việt Nam làm thụ tinh ống nghiệm và có con ở tuổi 37.  17

Không từ bỏ hy vọng, hai tháng sau, vợ chồng chị quyết tâm nhờ bác sĩ Như "tìm con" lần thứ ba. Chị chọc hút được 14 trứng trưởng thành, thụ tinh được 3 phôi ngày 5 và một phôi ngày 6. Kết quả sinh thiết 3 phôi bất thường nhiễm sắc thể, phôi còn lại thể khảm.

Phôi mang thể khảm được tạo thành từ cả các tế bào bình thường và bất thường. Theo các nghiên cứu, một số trường hợp phôi khảm có thể "tự sửa chữa", đẩy các tế bào bất thường đó ra ngoài lớp lá nuôi (nhau thai), chỉ để lại các tế bào bình thường trong khối tế bào bên trong (em bé).

"Chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài đặt hy vọng vào phôi duy nhất này", bác sĩ Như nói.

Chị Torralba được chuyển phôi vào giữa tháng 10/2022, may mắn đậu thai. Đôi vợ chồng trở về Philippines với niềm hy vọng lớn dần trong bụng.

Từ Philippines, mỗi mốc khám thai kỳ, các kết quả siêu âm đều được chị Torralba "khoe" với bác sĩ Như qua tin nhắn. Thai kỳ qua mốc 9 tháng, cả bác sĩ lẫn bệnh nhân đều thở phào.

"Người đầu tiên vợ chồng tôi khoe hình ảnh con chào đời là bác sĩ Giang Huỳnh Như. Đến Việt Nam 'tìm con' là quyết định đúng đắn nhất cuộc đời tôi", chị nói.

ThS.BS Giang Huỳnh Như tư vấn phác đồ điều trị cho bệnh nhân. Ảnh: Quỳnh Châu

ThS.BS Giang Huỳnh Như tư vấn phác đồ điều trị cho bệnh nhân. Ảnh: Quỳnh Châu

Vợ chồng chị Torralba không phải là bệnh nhân nước ngoài đầu tiên tại Hệ thống IVF Tâm Anh. Hàng nghìn vợ chồng hiếm muộn từ nhiều quốc gia đã đến đây qua giới thiệu của bác sĩ địa phương hoặc bạn bè, người thân sau khi đã thụ tinh ống nghiệm thành công tại IVF Tâm Anh.

Bác sĩ Như cho biết trước xu hướng gia tăng bệnh nhân nước ngoài, IVF Tâm Anh đã đào tạo đội ngũ nhân viên y tế, chăm sóc khách hàng có khả năng giao tiếp nhiều ngôn ngữ, đồng thời liên kết các đơn vị công chứng, văn phòng luật để hỗ trợ tối đa các thủ tục pháp lý cho người bệnh. Họ được hướng dẫn thực hiện trước một số xét nghiệm ở nước sở tại.

"Đặt hẹn dễ dàng, được điều trị và chăm sóc với dịch vụ tốt, tỷ lệ thành công cao trong khi chi phí thấp so với các nước là lý do thu hút nhiều bệnh nhân hiếm muộn đến Việt Nam", bác sĩ lý giải.

Theo vnexpress.net 

Viết bình luận